Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016
Tôi bị đau bụng kinh ! Phải làm sao ?
Hàng tháng, cứ nhìn thấy cô bạn tôi đau bụng khổ sở mà sợ. Tôi thì chỉ hơi đau âm ỷ nên không phải tính. Chứ nhìn cô bạn đau quá mà hãi. Đây gọi là hiện tượng đau bụng kinh. Vậy đau bụng kinh là gì và cách chữa ra sao ?
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây cơ chế bệnh sinh của thống kinh là do công năng tạng phủ của cơ thể không bình thường, khí huyết âm dương mất thăng bằng. Trong quá trình diễn biến của bệnh, tà khí là điều kiện chủ yếu để phát bệnh, chính khí mạnh hay yếu là nhân tố quan trọng quyết định bị bệnh hay không bị bệnh.
– Do một số vấn đề liên quan đến tử cung: Một số nữ giới có tử cung co thắt quá mức, tử cung co thắt kéo dài và khó thả lỏng. Tử cung co thắt không bình thường, khiến tử cung thiếu máu. Tử cung thiếu máu kéo theo sự co thắt của nhiều cơ khác, làm cho nữ giới bị đau bụng kinh. Vị trí của tử cung không bình thường. Chẳng hạn như: tử cung lùi về phía sau hoặc ngả về phía trước khiến máu kinh khó lưu thông và gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
– Cũng có thể do cấu tạo cổ tử cung quá hẹp, khiến máu kinh khó thoát ra ngoài cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
– Do nữ giới mắc một số bệnh phụ khoa như: lạc nôi mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung…cũng gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
– Ngoài ra, đau bụng kinh có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai hoặc do vận động mạnh, ăn đồ lạnh trong kì hành kinh; do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc nữ giới có lối sống không lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý… cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
Đau bụng kinh có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa như:
+ Bệnh lạc nội mạc tử cung: Đây là một trong các bệnh phụ khoa khá nguy hiểm cho phụ nữ. Nếu không được sớm phát hiện và chữa trị có thể dẫn tới hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ.
+ Bệnh u xơ eo tử cung.
+ Bệnh viêm dính tử cung.
+ Và một số bệnh khác ở buồng trứng như đa nang, u nang…
Cần lưu ý các bệnh trên đều có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con của phụ nữ. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của hiện tượng đau bụng kinh như trên thì nên sớm đi thăm khám không nên coi thường.
Bên cạnh đó, nguyên nhân đau bụng kinh còn có thể liên quan đến các tình trạng chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormon và sự tăng cao nồng độ prostaglandin (gây co thắt tử cung).
Thống kinh bao gồm các thể chính: thể khí trệ huyết ứ, thể hàn thấp ngưng trệ, thể thấp nhiệt ứ trở, thể khí huyết hư nhược, thể can thận lưỡng hư. Trong điều trị phải căn cứ vào từng thể để có bài thuốc thích hợp.
Phương pháp nào trị đau bụng kinh hiệu quả nhất
Theo y học hiện đại:
– Bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid để giúp hạn chế tình trạng mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng hiệu quả.
– Bổ sung thêm sắt bằng cách uống thuốc sắt hàng ngày cũng là một trong những giải pháp giúp bạn làm giảm cơn đau bụng và hạn chế tình trạng thiếu máu.
– Ngày nay, một số nơi đã sử dụng cách đặt vòng tránh thai có tiết hormone Mirena để giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau và hạn chế ra máu nhiều khi hành kinh…
Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tây nào để chữa trị đau bụng kinh cần có chỉ định của các y bác sĩ. Nếu tự ý mua thuốc về nhà uống có thể làm cho tình trạng của bạn trở nên nặng hơn hoặc có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm.
Phương pháp phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, soi cổ tử cung hoặc tiến hành nong và nạo tử cung để lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó tiến hành loại bỏ một số loại polyp tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.
Hoặc các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung để điều trị dứt điểm hiện tượng đau bụng kinh bởi khi cắt bỏ tử cung thì người phụ nữ không còn có chu kỳ kinh nguyệt và không còn khả năng sinh con. Đây cũng là một trong những biện pháp triệt sản ở phụ nữ.
Theo y học cổ truyền:
Ngày nay rất nhiều bạn trẻ đang tuổi dậy thì và các bậc phụ huynh tìm đến sử dụng các sản phẩm đông y để chữa bệnh vì được bào chế từ thảo dược thiên nhiên để an toàn tuyệt đối vì bệnh đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản về sau.